You are here
Bơm tăng áp
Nước là nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Nguồn nước dùng trong sinh hoạt chủ yếu đến từ các nguồn sau: nước giếng khoan, nước sông, nước suối, nưới máy và nước mưa. Tại nhiều nơi, mực nước sử dụng thấp hoặc lưu lượng không ổn định gây cản trở quá trình sử dụng nước. Máy bơm tăng áp ra đời nhằm giúp cho việc sử dụng nước được thuận tiền hơn. Vậy chúng ta cùng đọc xem máy bơm tăng áp là gì, khi nào chúng ta nên sử dụng bơm tăng áp, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm tăng áp cũng như ứng dụng, ưu điểm nhược điểm và các chú ý khi sử dụng máy bơm tăng áp trong thực tế nhé.
Máy bơm tăng áp là gì?
Máy bơm tăng áp là máy bơm nước có tác dụng tạo ra áp suất cao hơn trong đường ống nước từ đó nước khi thoát ra thông qua đường ống sẽ mạnh hơn. Việc sử dụng máy bơm tăng áp rất cần thiết với những hộ gia đình có vị trí đặt bồn nước thấp, nơi có áp suất không đủ lớn nhất là khu vực đặt máy giặt, phòng tắm...
Khi nào thì chúng ta phải dùng bơm tăng áp?
Bạn thử tưởng tượng khi người trong gia đình của bạn muốn rửa bát, lau nhà, tưới cây, rửa xe… nhưng nước từ đường ống chảy ra yếu thậm chí nhỏ giọt, bạn nghĩ có tức giận không nào? Bơm tăng áp được sinh ra trong trường hợp này.
Áp suất của đường ống tăng lên giúp cho nước chảy ra mạnh hơn, nhanh hơn giải quyết được khó khăn cho người cần sử dụng.
Phân loại máy bơm tăng áp
Trên thị trường hiện nay căn bản có hai loại máy bơm tăng áp: đó là máy bơm tăng áp tự động và máy bơm tăng áp không tự động. Chúng ta có thể hiểu như sau. Khi chúng ta mở vòi nước,máy bơm giúp cho nước trong đường ống chảy ra nhanh hơn và mạnh hơn. Khi chúng ta đóng đường ống lại mà máy bơm tiếp tục hoạt động thì đây là bơm tăng áp không tự động. Còn ngược lại, chúng ta mở đường ống nước, máy bơm liền hoạt động và khi chúng ta đóng đường ống thì máy ngay lập tức ngừng bơm thì đây là máy bơm tăng áp tự động.
Cách thức hoạt động của máy bơm tăng áp?
Máy bơm nước tăng áp hoạt động dựa trên sự thay đổi áp suất của đường ống. Khi chúng ta mở vòi nước làm áp suất giảm, áp suất sẽ truyền tín hiệu cảm biến đến máy bơm và máy bơm sẽ tự đồng bơm nước ( đối với bơm tăng áp tự động thôi nhé, với bơm tăng áp không tự động thì bạn phải cắm điện).
Khi chúng ta đóng vòi nước làm cho áp suất trong đường ống tăng lên, áp suất này truyền tín hiệu đến bộ phận cảm biến, máy bơm sẽ tự động ngắt.
Ưu điểm và nhược điểm của máy bơm tăng áp
Ưu điểm:
- Đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong các hộ gia đình.
- Máy bơm tăng áp thường có kích thước nhỏ, dễ lắp đặt.
- Khi máy bơm hoạt động nó tạo ra tiếng ồn thấp.
- Máy bơm tăng áp chủ yếu dùng để bơm nước cho sinh hoạt nên chất liệu sử dụng thường là nhôm hoặc nhựa do đó tiết kiệm chi phí.
- Máy bơm có cấu tạo đơn giản nhỏ gọn cho nên dễ vệ sịnh, sửa chữa, thay thế.
- Không như các dòng máy bơm khác, máy bơm tăng áp yêu cầu phải lắp trực tiếp vào đường ống.
Nhược điểm:
Bơm tăng áp chủ yếu sử dụng để bơm nước cho nên nó không đa dạng về mặt chất liệu như các dòng máy bơm khác như bơm hóa chất, bơm màng khí nén hay bơm trục vít…
Với các loại máy bơm tăng áp dùng trong công nghiệp. điện năng tiêu thụ lớn khiến cho chi phí sản xuất cao từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt các nghành công nghiệp như gốm sứ, nước tẩy rửa, đồ uống…
Dòng máy bơm tăng áp ít đa dạng về chủng loại cũng như mẫu mã.
Máy bơm tăng áp chỉ sử dụng trong điều kiện nhất định.
Ứng dụng của máy bơm tăng áp
Máy bơm tăng áp giúp ích rất nhiều trong đời sống sinh hoạt như bơm nước rửa bát, lau nhà, tưới cây, tắm thú cưng, rửa xe… Nếu không có sự trợ giúp của máy bơm tăng áp thì cuộc sống của con người vất vả hơn rất nhiều.
Lưu ý khi sử dụng máy bơm tăng áp
Để máy bơm tăng áp có tuổi thọ lâu dài khi sử dụng thì chúng ta cần chú ý những điểm sau:
- Lắp đặt máy bơm trong môi trường thích hợp, không có chất ăn mòn, tránh ánh năng trực tiếp, không bị va đập…
- Kiểm tra bảo dưỡng máy bơm thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những sự có có thể xảy ra tránh tình trạng hư hại nặng mới sửa chữa.
- Khi máy bơm hoạt động mà có âm thanh phát ra khác với bình thường thì ngay lặp tức ngát nguồn điện và gọi ngay cho người am hiểu tới xử lý.