You are here

Cao lanh là gì? cấu tạo và ứng dụng của cao lanh?

Cao lanh được sử dụng rất nhiều trong nghành công nghiệp gốm sứ, công nghiệp giấy, mỹ phẩm… Tuy nhiên cao lanh thực sự là gì? ứng dụng của cao lanh ra làm sao thì nhiều người vẫn chưa biết. Bài viết dưới đây giúp chúng ta hiểu thêm về loại vật chất này.

Cao lanh là gì?

Cao lanh là một loại đất sét có màu trắng nằm sâu dưới nền đất. Cao lanh khi kết hợp với nước tạo thành một loại chất dẻo dễ định hình thích hợp để sản xuất đồ gốm, đồ sứ. Ngoài ra, trong thành phần của cao lanh có các khoáng chất như Silic, Nhôm…nên cao lanh còn được dùng để thêm vào bột giấy dùng để sản xuất giấy, sản xuất mỹ phẩm…

Cao lanh
Cao lanh

Cấu tạo của cao lanh

Cao lanh có công thức cấu tạo là Al2Si2O5(OH)4. Cao lanh có trọng lượng riêng từ 2.58-2.60g/cm3. Độ cứng theo thang Mohs là 1. Nhiệt độ nóng chảy của cao lành từ 1750 độ đến 1787 độ.

Phân loại cao lanh

  • Theo nguồn gốc: Cao lanh chia làm 2 loại là cao lanh sơ cấp và cao lanh thứ cấp. Cao lanh sơ cấp là loại cao lanh nguyên chất chưa qua chế biến, vẫn tồn tại như dạng ban đầu của nó khi ở dưới lòng đất. Cao lanh thứ cấp là loại cao lanh sơ cấp đã qua quá trình xử lý.

  • Theo mục đích sử dụng: Cao lanh được sử dụng trong các nghành công nghiệp khác nhau thì dùng các loại cao lanh khác nhau. Ví dụ như cao lanh dùng trong nghành công nghiệp gốm sứ, cao lanh dùng trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, cao lanh dùng trong nghành công nghiệp giấy.

Các ứng dụng của cao lanh

Cao lanh không chỉ hấp thụ các chất béo, chất đạm mà còn tiêu diệt vi khuẩn nên cao lanh có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

  • Trong lĩnh vực sản xuất giấy: Cao lanh được thêm vào như một chất phụ gia quan trọng nhất. Cao lanh giúp giấy trắng hơn, mịn hơn và thẩm thấu mực in tốt hơn. Cao lanh chiếm từ 20% đến 40% trọng lượng giấy. Mỗi một tấn giấy, cao lanh chiếm tới 250-300 kg.

  • Trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ: Cao lanh là nguyên vật liệu chính của nghành này.  Nó được dùng sản xuất chai, lọ, bát,đĩa, bồn vệ sinh….

  • Trong lĩnh vực sản xuất các nguyên vật liệu chịu lửa: Bởi vì cao lanh có độ nóng chảy khá cao cho nên nó còn được dùng để sản xuất gạch chịu lửa và các loại vật liệu chịu lửa khác.

  • Dùng để chế tạo sợi thủy tinh: Trong thành phần của cao lanh có nhôm và silic nên nó được sử dụng để sản xuất sợi thủy tinh.

  • Trong công nghiệp chế tạo cao su: Cao lanh được thêm vào cao su làm tăng độ đàn hồi, độ bền, tính cách điện của cao su.

  • Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm: cao lanh được dùng để chế tạo xà phòng, phấn má, kem trị mụn…

  • Trong lĩnh vực xây dựng: cao lanh được dùng để sản xuất xi măng trắng.

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp: ngoài ra, cao lanh còn được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón….

Ứng dụng của cao lanh
Cao lanh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Chúng ta có thể thấy cao lanh được sử  dụng khá là phổ biến, các ứng dụng trên của cao lanh là các ứng dụng đã được biết đến và được đem đi chế tạo. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ ngày nay, chúng ta hi vọng rằng sẽ tìm thêm được nhiều công dụng hơn nữa của cao lanh từ đó nâng cao cải thiện cuộc sống của con người.