You are here

Động cơ điện, ứng dụng của động cơ điện

Hiện nay, cuộc sống con người càng ngày càng tiên tiến, do đó sự tham gia của máy móc vào quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt càng ngày càng nhiều. Một trong những máy móc tham giá nhiều nhất đó là động cơ điện. Động cơ điện xuất hiện trong gia đình như: máy bơm nước, quạt, xe máy… đến trong sản xuất như: động cơ trong máy bơm hóa chất, động cơ trong máy nén khí, động cơ của máy xúc, máy ủi…. Vậy động cơ điện là gì mà tại sao lại tham dự nhiều vào cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của con người đến như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu về động cơ điện theo bài viết dưới đây nhé.

Động cơ điện là gì?

Động cơ điện là loại máy biến điện năng thành cơ năng, các loại động cơ điện hiện nay hầu hết đều hoạt động theo hiệu ứng điện từ, chỉ một số ít là động cơ áp điện hoạt động dựa theo hiệu ứng áp điện và chúng thường được sử dụng trong các loại động cơ cỡ nhỏ và siêu nhỏ.

Động cơ điện
Động cơ điện

Cấu tạo động cơ điện

Động cơ điện gồm có 2 phần: Phần tĩnh (Stator) và phần động (Rotor).

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện

Phụ thuộc chủ yếu vào sự tương tác của điện trường và từ trường.

Động cơ gồm mấy kỳ: động cơ phân thành các kỳ như sau

  • Động cơ 2 kỳ: Tốc độ quay của động cơ khoảng 2900-3000 vòng/ phút.

Loại động cơ điện này thường được sử dụng cho các loại máy bơm như máy bơm nước, máy bơm hóa chất, máy bơm cứu hỏa, máy bơm nước dùng cho nông nghiệp…

  • Động cơ 4 kỳ: Tốc độ quay của động cơ khoảng 1400-1500 vòng/ phút

Loại động cơ này quay chậm hơn thường dùng cho việc bơm các chất lỏng có độ nhớt trung bình. Ví dụ như bơm sơn loãng, nước sốt cà chua…

  • Động cơ 6 kỳ: Tốc độ quay của động cơ khoảng 900-1000 vòng/ phút

Loại động cơ này dùng cho máy bơm bơm các loại chát có độ nhớt cao hơn như: mật ong, sơn, mực in…

  • Động cơ 8 kỳ: Tốc độ quay của động cơ khoảng 500-600 vòng/ phút.

Động cơ loại này thường được dùng cho máy bơm bơm các loại chất lỏng có độ nhớt cao như mật mía, mật đường…

Có bao nhiêu cách đấu điện của động cơ: có 2 cách đấu điện

  • Đấu sao
  • Đấu tam giác

Động cơ có mấy pha:

  • Động cơ 1 pha
  • Động cơ  3 pha

Các kiểu lắp ráp động cơ:

  • Kiểu mặt bích.

Ưu điềm: kết nối bên ngoài

Nhược điểm: Do kết nối ngoài, nên khiến cho trục của máy và động cơ ko đồng trục sau 1 thời gian hoạt động. Máy dễ bị rung lắc, nhanh hỏng hóc.

  • Kiểu chân đế.

Ưu điểm: Chắc chắn.

Nhược: Một số loại máy móc ko có thiết kế lắp chân đế thì ko xài được loại động cơ này

  • Kiểu chân đế kết hợp mặt bích

Ưu điểm: kiểu lắp này phù hợp với phần lớn các loại máy bơm.

Nhược điểm: Giá thành tương đối cao.

Thông qua bài viết trên chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về động cơ điện. Tôi hi vọng rằng bài viết trên có thể cung cấp cho các bạn 1 phần nào kiến thức về động cơ điện.

Ứng dụng của động cơ điện

Hiện nay động cơ điện được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, được sử dụng để chế tạo ra nhiều loại máy móc khác nhau như quạt, máy bơm, xe cộ...