You are here
Hợp kim đồng là gì? tác dụng của hợp kim đồng?
Đồng có ký hiệu hóa học là Cu và khối lượng nguyên tử là 64, hóa trị 2. Đồng được con người khai thác và sử dụng từ thời kỳ văn minh còn sơ khai. Trong thời kỳ đầu, đồng được dùng làm vũ khí, đồ gia dụng như mũi tên, giáo, mác, cốc, chén, thau… Ngày nay, do công nghệ ngày càng phát triển, đồng đã kết hợp với các chất khác để tạo thành loại hợp kim đồng mang tính ứng dụng nhiều hơn trong sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt.
Hợp kim đồng là gì?
Hợp kim đồng là hỗn hợp gồm thành phần chủ yếu là đồng và các chất khác như kẽm (Zn), Vàng (Au), Niken (Ni)…tùy theo tỷ lệ pha trộn của các kim loại mà ta có các hợp kim đồng khác nhau để đáp ứng mục đích sử dụng.
Các loại hợp kim đồng
Hợp kim đồng và thiếc
Hợp kim giữa đồng và thiếc còn được gọi là đồng thanh, có màu vàng. Hợp kim thường gồm 75-90% là đồng và 25-10% là thiếc.
Hợp kim này có các tính chất như:
- Tăng độ bền và độ dẻo cho hợp kim.
- Chịu ăn mòn cao.
- Chịu mài mòn tốt.
- Nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
- Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Hợp kim đồng và kẽm.
Hợp kim giữa đồng và kẽm được gọi là đồng thau. Tỷ lệ gia giảm giữa đồng và kẽm cho nhiều loại hợp kim khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Đồng thau có màu của vàng, vẫn giữ được độ sáng bóng trong môi trường tự nhiên.
- Tăng độ bền, độ dẻo cho hợp kim. Từ đó dễ gia công, cắt gọt chế tạo các sản phẩm như: tượng đồng, lư đồng, trống đồng, các đồ thờ cúng….
- Đồng thau chịu ăn mòn tốt.
- Đồng thau chịu mài mòn cao.
- Đông thau có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Đồng thau có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Hợp kim đồng và Niken
Hợp kim giữa đồng và Niken gồm chủ yếu là đồng và Niken. Hợp kim này có màu bạc bắt mắt ( còn gọi là đồng bạc). Tỷ lệ giữa đồng và Niken thường là 90/10 hoặc 70/30. Hợp kim đồng và Niken có các tính chất như:
- Tăng độ bền, độ dẻo dai cho hợp kim.
- Đồng bạc có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Khả năng chống ăn mòn cao 9 đặc biệt trogn môi trường biển).
- Khả năng chống mài mòn tốt.
- Có tính dẻo cho nên dễ dang gia công, cắt gọt.
Các loại hợp kim đồng phổ biến khác.
Ngoài các hợp kim trên, thì hợp kim của đồng còn thêm nhiều kim loại khác như gang, sắt, mangan….Việc sử dụng nhiều loại kim loại khác nhằm giảm chi phí của nguyên vật liệu đồng thời gia tăng các tính chất vỗn có của kim loại. Ví dụ làm hợp kim cứng hơn, độ nóng chảy cao hơn, bền hơn, kháng ăn mòn cao hơn….
Ứng dụng hợp kim đồng trong đời sống
Hợp kim đồng có nhiều ứng dụng như làm đồ thờ cúng: đèn, lư hương, đỉnh…. Ngoài ra, hợp kim đồng còn là thành phần chính của động cơ. Động cơ quấn dây đồng thì bền, chạy êm, tỏa nhiệt thấp, tuổi thọ cao….Nhưng do giá thành đồng tương đối cao nên hợp kim đồng thường được sử dụng phổ biến. Đồng và hợp kim của đồng được sử dụng làm lõi dây điện, trong các sản phẩm điện tử, bugi đánh lửa, nồi kim loại… Như vậy ta có thể thấy, đồng và hợp kim của đồng tham dự vào cuộc sống của con người từ hàng nghìn năm về trước. Hiểu được các tính chất và đặc tính của từng loại hợp kim đồng sẽ giúp chúng ta có được sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng.
Quá trình sản xuất hợp kim đồng sẽ tạo ra các chất thải công nghiệp mà gồm nhiều kim loại nặng. Các chất thải này ko được làm sạch mà được thải trực tiếp ra môi trường thì vô cùng nguy hiểm. Nó gây hại và đe dọa trục tiếp đến con người cũng như các sinh vật có trong môi trường. Do đó, trước khí xả chất thải của quá trình luyện kim đồng ra môi trường, chúng ta phải tiến hành xử lý nước thải. Máy bơm màng khí nén, máy bơm trục vít, máy bơm chìm, máy bơm hóa chất... là các loại máy bơm được ưu tiên khi bơm các chất thải công nghiệp loại này. Để biết thêm chi tiết về loại máy bơm nào phù hợp nhất cho bơm chất thải kim loại nặng, xin các bạn liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.