You are here

Keo là gì? công dụng của keo trong cuộc sống và trong công nghiệp

Keo dường như là một sản phẩm bình thường đến không thể bình thường hơn. Nhưng trên thực tế, keo có lịch sử hơn 10 000 năm, thủa ban đầu, keo không phải như các loại keo mà chúng ta dùng hiện nay. Keo được định nghĩa là một chất kết dính để dính các vật hoặc vật liệu lại với nhau. Theo định nghĩa này thì bất kỳ chất nào liên kết một hoặc các bề mặt với nhau theo liên kết vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn đều được xếp vào loại keo. Với nội dung bài viết này thì chúng ta chỉ tập trung vào những chất mà được chấp nhận là keo. Cùng chúng tôi khám phá về keo và các ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sống như thế nào nhé.

Keo dán
Keo dán

Lịch sử hình thành của keo

Keo được các nhà nghiên cứu phát hiện tồn tại từ xa xưa, người ta đã khai quật được bằng chứng cách đây 8000 năm con người đã biết sử dụng nhựa của cây bạch dương để gắn rìu, dáo vào tay cầm. Cây bạch dương cho nhựa khi nó bị tổn thương ở các lớp bên ngoài của vỏ cây.

Cách đây 5000 năm, người Babylon đã biết kết hợp dùng máu động vật, protein, nhựa thực vật, nhựa đường để xây dựng nhà cửa, đường đi, đền thờ và các công trình kiến trúc khác. Thực tế ngày nay con người cũng sử dụng các bộ phận của động vật để tạo ra keo.

Người Ai Cập đã xâydựng lên nhiều công trình kiến trúc mà còn tồn tại cho đến tận ngày nay để nói cho chúng ta biết rằng thời đó con người đã khéo léo và tài năng như thế nào. Ở thời đó, những người tạo ra keo rất được chân trọng và có một vị trí nhất định trong xã hội.

Vào thời kỳ La Mã và Hy Lạp cổ đại, keo dán đã trở thành một sản phẩm quan trọng. Vào năm 1886 người ta khai quật ra một hộp gỗ sồi được gắn 5 đồng vàng trên đỉnh của nó. Loại keo dán này mạnh đến mức 4 trên năm đồng vàng vẫn được cố định tại chỗ. Đây là loại keo dính sớm nhất được biết đến.

Kim tự tháp
Kim tự tháp Ai Cập có sử dụng keo để kết dính các khối đá lại với nhau

Phân loại keo

Keo không có một tiêu chuẩn nhất định để phân biệt. Keo rất phong phú và đa dạng từ keo hữu cơ đến keo tổng hợp nhân tạo. Mỗi một loại keo được tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau.

  • Keo dán thủ công: Đây là loại keo thường được làm từ PVA. Nó được dùng phổ biến trong quá trình dán thủ công ở trường học, cơ quan. Keo có màu trắng đục và có mùi đặc trưng. Keo được dùng để dán các vật liệu như giấy, bìa cứng….Keo dán thủ công không phải là loại keo siêu bền, nó sẽ bị hết tác

    Keo dán thủ công
    Keo dán thủ công

    dụng theo thời gian. Nhưng keo dán thủ công là một loại keo hoàn hảo dùng để dán các sản phẩm thủ công.

 

  • Keo siêu dính: Nếu chúng ta ai đã sử dụng keo 502 rồi thì thấy nó dễ bị dính như thế nào. Chỉ cần bạn sơ sảy một chút là ngón tay của bạn bị dính vào nhau ngay. Cách xử lý là bạn không được gjật nó ra, mà phải sử dụng nước ấm để keo tan từ từ. Ngoài ra, loại keo siêu dính này còn có nhược điểm, đó là sau khi khô thường dễ bị gãy.

Keo 502
Keo siêu dính

  • Keo dán gỗ: Đúng như tên gọi, keo được sử dụng chủ yếu để dán gỗ. Keo được tạo thành để phù hợp với bề mặt gỗ. Gỗ là loại vật liệu dễ bị ăn mòn bởi côn trùng như mọt, chuột… và dễ bị hao mòn do thời gian như bạc màu, mục…nên trong cấu tạo của keo dán gỗ có thành phần chống côn trùng và chống thấm. Keo dán gỗ được sử dụng chủ yếu trong sản xuất đồ gỗ nội thất.

Keo dán gỗ
Keo dán gỗ

  • Keo dán kim loại: Được hình thành để liên kết các bề mặt kim loại lại với nhau. 

Keo dán kim loại
Keo dán kim loại

  • Keo dán giấy dán tường: Đây là loại keo được tạo ra chuyên dùng để dán giấy vào tường. Nó cho phép chúng ta trang trí những bức tường theo cách mà ta muốn. Giấy dán tường được dán lên tường trong vòng 10 phút. Khi nướcbay hơi, giấy sẽ đóng rắn và cố định vĩnh viễn trên tường.

Keo dán giấy dán tường
Keo dán giấy dán tường

Các cách sử dụng keo

Bên cạnh công dụng là dính các vật với nhau, keo dán còn có các công dụng khác như:

- Lấy dằm ra khỏi da: Bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng lấy dằm ra khỏi da mà không cần dùng kim hoặc nhíp hoặc bóp một cách đau đớn. Bạn chỉ cần phủ một lớp keo PVA lên chỗ dằmvà để khô. Khi keo khô, nó sẽ tạo ra một lực hút và kéo dằm vào keo. Khi đó dằm sẽ dính vào keo. Khi bạn bóc keo, dằm sẽ bị kéo ra cùng.

- Bịt các vết thương hở của cây: Khi cây cối bị thương không mong muốn. Những vết thương này có thể khiến cây bị héo rồi chết. Ta có thể dùng keo PVA dán lên vêt thương, ngăn chúng chảy nhựa hoặc bị côn trùng, các vi sinh vật khác làm hại.

- Làm gọn dây giày: Các sợi dây giày do lâu ngày mà bị rách, bị mòn. Chúng ta xoắn sợi dây lại và nhúng vào keo. Khi keo khô, Sợi dấy trông sẽ như mới.

- Trám các lỗ trên tường: Với các lỗ nhỏ hay vết nứt trên tường, bạn có thể dùng keo PVA để lấp chúng.

- Siết chặt các lỗ vít: Trong trường hợp lô vít không đúng cách, làm nó bị lỏng lẻo. Bạn chỉ cần nhỏ 2 giọt keo và để yên trong vòng 20 phút. Khi keo đã khô, bạn có thể vặn vít vào và nó vừa khít với lỗ.

Như vật, thông qua bài viết trên chúng ta đã phần nào hiểu được keo là gì và lịch sử hình thành keo cũng như các loại keo thông dụng hiện nay. Nhưng xin bạn lưu ý, keo là một chất tổng hợp nhân tạo nên khi sử dụng bạn không nên lạm dụng quá mà chỉ sử dụng đúng liều lượng và đúng mục đích của keo bạn nhé.