You are here

Ung thư phổi là gì? nguyên nhân và phương pháp điều trị ung thư phổi?

Ung thư phổi ở Việt nam không phải là chuyện hiếm và nó ngày càng trẻ hóa. Nhưng để hiểu sâu xa về căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ung thư phổi là gì và cánh phòng tránh nhé.

Ung thư phổi là gì?

Trước tiên, chúng ta phải hiểu được phổi là gì? Phổi là một bộ phận của hệ thống hô hấp, hkông thể thiếu được của cơ thể con người. Lá phổi bên phải được chia làm 3 phần, gọi là các thùy. Lá phổi phải lớn hơn lá phổi trái do lá phổi trái chỉ có 2 thùy. Phổi cung cấp oxi cho các tế bào trong cơ thể để thực hiện được chức năng một cách bình thường. Ung thư phổi là tình trạng các tế bào phát triển bất thường, hình thành các khối u và cản trở phổi thực hiện chức năng của mình.

Ung thư phổi
Ung thư phổi

Các loại ung thư phổi?

Ung thư phổi có 2 loại là ung thư phổi nguyên phát và ung thư phổi thứ phát. Tùy theo loại ung thư phổi nào mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Ung thư phổi nguyên phát là nguồn gốc bệnh ung thư xuất phát ban đầu từ phổi sau một thời gian nếu không được điều trị kịp thời ( 4-7 tháng sau khi phát bệnh) thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn và dần dần lan sang các bộ phận khác.

Ung thư phổi thứ phát là bộ phận khác trong cơ thể bị bệnh ung thư sau đó theo đường máu, đường dịch mà lan đến phổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi?

Nguyên nhân gây ra ung thư phổi có rất nhiều, chúng tôi chỉ đề cập đến một số nguyên nhân chính dưới đây:

  • Nguyên nhận chính gây ra ung thư phổi là từ thuốc lá, xì gà, thuốc lào... Theo nghiên cứu thì 90% người bị ung thư phổi ở nam và 78% ở nữ là do hút thuốc và cứ 10 người hút thuốc thì sẽ có 1 người bị ung thư phổi.
  • Tiếp xúc nhiều với các loại khí phóng xạ có trong tự nhiên cũng dễ bị ung thư phổi. Các khí này có nhiều trong khai thác hầm mỏ, khai thác dầu, nước ngọt…
  • Tiếp xúc với nhiều loại hóa chất và các chất như Urani, Crôm, Niken… cũng gây ra ung thư phổi.
  • Amiăng được sử dụng nhiều trong các nghành công nghiệp như đóng tàu, xây dựng, sản xuất vật liệu cách điện, sản xuất Amiăng… Chất này dễ dàng phát tán trong không khí và bám vào quần áo. Amiăng khi vào phổi sẽ phá hủy các tế bào trong phổi.
  • Không khí bị ô nhiễm chứa nhiều khói bụi độc hại cũng dẫn đến ung thư phổi.
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sau cũng khiến cho dễ dàng bị mắc ung thư phổi.
  • Một nguyên nhân gây ra ung thư phổi là do di truyền. Trong gia đình có người thân bị ung thư phổi như bố, mẹ, anh chị em họ… thì tỷ lệ mắc ung thư phổi sẽ cao hơn so với người bình thường.
Nguyên nhân ung thư phổi
Nguyên nhân ung thư phổi

Triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi có một số triệu chứng dưới đây:

  • Ho dai dẳng kéo dài và có xu hướng ngày càng nặng hơn.
  • Thường xuyên thấy đau và tức ngực.
  • Ho không dứt và ra máu.
  • Khó thở, ngạt mũi và khàn giọng.
  • Viêm phổi và viêm phế quản bị đi bị lại nhiều lần.
  • Mặt và cổ có hiện tượng phù nề.
  • Ăn không thấy ngon và có xu hướng giảm cân.
  • Người cảm thấy mệtt mỏi, uể oải, khó chịu.
Triệu chứng ung thư phổi
Triệu chứng ung thư phổi

Một số phương pháp chẩn đoán ung thư phổi

Một số phương pháp dưới đây được sử dụng để chẩn đoán ung thư phổi:

  • Nội soi phế quản: Bác sỹ sử dụng một ống mềm luồn vào phế quản thông qua mũi hoặc miệng để quan sát đường hô hấp. Khi dùng phương pháp nội soi thì bệnh nhân không nên ăn uống trước khi nội soi vài tiếng để đảm bảo tính chính xác cao.
  • Chụp cắt lớp CT: Sử dụng tia X để có hình ảnh thông tin 3 chiều của bộ phận bên trong cơ thể.
  • Chụp CT Scan: Một máy chụp CT xoay quanh cơ thể chụp hơn 100 bức ảnh liên tiếp. Máy chụp này nhanh hơn máy chụp CT thông thường.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tương tự chụp CT nhưng biện pháp này sử dụng từ tính. Việc kiểm tra này không đau dớn nhưng nhiều người cảm thấy khó chịu vì bị giam giữu trong thời gian chụp.
  • Nội soi trung thấp: Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ trên da ở cổ sau đó luồn ống vào lồng ngực. Biện pháp này yêu cầu gây tê và bệnh nhân có thể phải nằm viện một thời gian để theo dõi.
  • Sinh thiết phổi: Việc sinh thiết mất vài phút nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
  • Chụp PET: Bác sỹ sẽ chích một phần phóng xạ và người bệnh, thường là cánh tay sau đó tiến hành chụp.
  • Siêu âm là phương pháp để phát hiện những bất thường trong ổ bụng…

Một số phương pháp tiêu biểu điều trị ung thư phổi

Khi phát hiện ra người bệnh bị ung thư phổi thì bác sỹ sẽ căn cứ và tình trạng của bệnh cũng như tuổi tác, giới tính mà áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.

  • Điều trị thông qua giải phẫu phổi: Phổi sẽ được làm xẹp xuống và vị trí bị hư hại sẽ bị cắt bỏ.
  • Điều trị bằng xạ trị: Dùng các tia năng lượng cao để đốt cháy các tế bào ung thư phổi.
  • Điều trị bằng hóa chất: Sử dụng các hóa chất chuyên trị như: Cisplatin, Carboplatium, taxol, Etoposide… nhưng điều trị bằng hóa trị có kèm theo các phản ứng phụ. Các loại bơm được dùng để bơm hóa chất nồng độ đậm đặc cao và nhiệt độ cao chúng ta có thể tham khảo dòng MÁY BƠM HÓA CHẤTvà MÁY BƠM MÀNG KHÍ NÉN.
Phương pháp điều trị  ung thư phổi
Phương pháp điều trị  ung thư phổi

Ngoài các phương pháp điều trị trên, các bác sỹ còn phối hợp nhiều phương pháp một lúc hoặc sử dụng đông y như châm cứu, tập luyện khí công để giúp cho bệnh tiến triển tốt hơn.

Các kiêng kị khi điều trị ung thư phổi

Khi bệnh nhân bị ung thư phổi thì phải tuyệt đối tránh:

  • Hút thuốc lá, thước lào, xì gà…Hút thuốc làm cho quá trình hấp thu vitamin ở từng bộ phận của đường hô hấp xuống thấp khiến cho bệnh tình nặng thêm. Ngoài ra, hút thuốc còn khiến cho niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều đờm đồng thời gia tăng thêm các chất gây ung thư.
  • Bệnh nhân ung thư phổ có nhiều đờm trắng, dễ khạc ra … không nên ăn quá nhiều các chất dầu mỡ, các chất tanh, các loại nước lạnh, lạc, khoai lang, các loại hạt tiêu, ớt, bột cà ri, đồ nước… vì chúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Loại thực phẩm tốt nhất cho ung thư phổi

Người bị bệnh ung thư phổi nên ăn các loại thực phẩm như củ cải, măng, lê, mật ong, mộc nhĩ trắng, ngó sen, sa sâm, ngọc trúc… Có 5 loại thực phẩm cực kỳ tốt với người bị ung thư phổi. Đó là các thực phẩm dưới đây:

Tỏi: Trong tỏi có allicin – một hoạt chất có chủ yếu trong tỏi giúp cải thiện tình trạng máu lưu thông trong phổi, giúp phổi hô hấp dễ dàng hơn.

Nước ép cà chua: Nước ép cà chua có thể ngăn chặn khí thũng trong phổi khi hút thuốc lá và có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho tế bào.

Táo: Tóa giúp cung cấp nhiều không khí cho phổi hơn do trong táo có chất chống OXI HÓA. Chất chống ôxi hóa trong táo giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư trong phổi bằng việc tăng cường sức sống cho các tế bào phổi.

: Trong các loại các có Omega 3, đây là chất có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng chống các bệnh về phổi do viêm nhiễm.

Các loại rau củ quả giàu vitamin A và E: các loại Vitamin này có nhiều trong gấc, cà rốt, bí đỏ, giá, đỗ, trứng, dầu thực vật…Đây là các thực phẩm tuyệt vời trong phòng tránh các bệnh hen suyễn và các bệnh về phổi.

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn trị bệnh. Chúng ta phải khuyến khích người xung quanh không nên hút thuốc, sống một lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục thì mọi bệnh tật sẽ tránh xa.

Thực phẩm tốt cho ung thư phổi
Người bị ung thư phổi nên ăn các loại thức ăn lành mạnh